Bao nhiêu tuổi thi bằng lái xe ô tô?
Theo quy định tại Điều 60 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, độ tuổi và sức khỏe của người lái xe là hai yếu tố quan trọng để được cấp giấy phép lái xe. Cụ thể như sau:
Quy định độ tuổi lái xe thi bằng lái xe ô tô 4 chỗ
- Từ 16 tuổi: Được phép lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm³.
- Từ 18 tuổi: Có quyền lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích từ 50 cm³ trở lên, xe ô tô tải và máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg, cũng như xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi.
- Từ 21 tuổi: Được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và xe hạng B2 kéo rơ moóc.
- Từ 24 tuổi: Có thể lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi và xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc.
- Từ 27 tuổi: Được phép lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và xe hạng D kéo rơ moóc.
- Tuổi tối đa: Pháp luật quy định giới hạn tuổi tối đa để lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
Tiêu chuẩn sức khỏe thi bằng lái xe ô tô 4 chỗ
Người lái xe cần có sức khỏe phù hợp với loại xe và công dụng của xe. Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải sẽ cùng quy định tiêu chuẩn sức khỏe cho người lái xe, bao gồm việc khám sức khỏe định kỳ và các cơ sở y tế đủ điều kiện để thực hiện khám sức khỏe.
Hiện tại, không có quy định cụ thể về độ tuổi lái xe ô tô 4 chỗ, nhưng theo luật, người từ 18 tuổi trở lên có thể thi bằng lái xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi. Bên cạnh đó, người thi cũng cần đảm bảo đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định.

>> Xem thêm: Bằng ô tô b2 lái được xe gì
Người có bằng lái xe hạng B1 và B2 có thể điều khiển ô tô 4 chỗ hay không?
Theo quy định tại Điều 56 Luật Giao thông đường bộ 2008, các hạng giấy phép lái xe được phân loại như sau:
- Hạng B1: Cấp cho người không hành nghề lái xe, cho phép điều khiển ô tô chở người tối đa 9 chỗ ngồi và xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg.
- Hạng B2: Cấp cho người hành nghề lái xe, cho phép điều khiển ô tô chở người tối đa 9 chỗ ngồi và xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg.
Như vậy, cả hai hạng bằng lái B1 và B2 đều cho phép người lái điều khiển ô tô 4 chỗ. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai hạng nằm ở việc bằng B1 chỉ dành cho người không hành nghề lái xe, trong khi bằng B2 cho phép hành nghề.

Hồ sơ học lái xe ô tô 4 chỗ bao gồm giấy tờ gì?
Hồ sơ của người học lái xe ô tô 4 chỗ bao gồm những giấy tờ cần thiết theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT. Cụ thể, để đủ điều kiện tham gia khóa học và sát hạch để được cấp giấy phép lái xe, người học cần chuẩn bị các tài liệu sau:
- Đơn đề nghị học và sát hạch cấp giấy phép lái xe: Người học cần điền đầy đủ thông tin vào mẫu đơn theo quy định. Để xem chi tiết và tải về mẫu đơn, bạn có thể tham khảo tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT.
- Bản sao giấy tờ tùy thân: Đối với công dân Việt Nam, hồ sơ cần có bản sao giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực. Đối với người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài, hộ chiếu còn hạn cũng là một yêu cầu cần thiết.
- Bản sao giấy tờ tùy thân đối với người nước ngoài: Người nước ngoài cần cung cấp bản sao hộ chiếu còn hạn (tối thiểu 6 tháng) và một trong các giấy tờ như thẻ tạm trú, thẻ thường trú, chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ.
- Giấy khám sức khỏe: Người học cần phải có giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp, đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe để lái xe theo quy định.
Việc chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên sẽ giúp người học nhanh chóng hoàn tất hồ sơ và tham gia khóa học lái xe một cách thuận lợi.

Điều kiện được nâng hạng bằng lái xe ô tô
- Đối tượng được áp dụng là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài hiện đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, đáp ứng được đầy đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế đồng thời có giấy xác nhận thời gian lái xe và số km lái xe an toàn theo quy định.
- Trong trường hợp nâng hạng từ hạng B1 lên hạng B2, bạn phải có thời gian lái xe ít nhất 01 năm và có 12.000km lái xe an toàn.
- Trong trường hợp nâng hạng từ hạng B2 lên hạng C; từ hạng C lên hạng D; từ hạng D lên hạng E và cuối cùng lên hạng F tương ứng phải có đủ thời gian lái xe là 03 năm và có 50.000km lái xe an toàn.
- Bạn phải có thời gian lái xe ít nhất đủ 5 năm và có 100.000km lái xe an toàn trong trường hợp muốn nâng hạng từ hạng B2 lên hạng D; từ hạng C lên lên hạng E.
- Muốn nâng hạng lên các hạng D, hoặc E, công dân phải có trình độ văn hóa tốt nghiệp từ trung học cơ sở trở lên.

Cách tính tuổi thi bằng lái xe ô tô theo quy định

Theo quy định của Luật an toàn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay thì một số cột mốc tuổi để có thể điều khiển xe ô tô lần lượt là 18 tuổi, 21 tuổi, 24 tuổi, 27 tuổi trở lên. Nhìn chung, cách tính tuổi thi bằng lái xe ô tô chính xác cho đến ngày nộp hồ sơ đăng ký sẽ được tính như sau:
- Phải tính đủ ngày/tháng/năm của công dân cho đến thời điểm bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký thi bằng lái xe ô tô.
- Cách tính tuổi dựa vào ngày/ tháng/ năm sinh có ghi trên giấy tờ tùy thân của công dân dự thi.
- Trong trường hợp nếu trên giấy tờ tùy thân như CCCD/CMND hoặc Hộ chiếu không thể hiện được ngày tháng năm sinh thì sẽ mặc định lấy ngày 01/01 của năm sinh.
- Trong nhiều trường hợp thực sự cần thiết nếu muốn thể hiện đúng chính xác độ tuổi thì học viên cần bổ sung bản sao giấy khai sinh
Còn lại trong trường hợp chưa đủ số tuổi theo quy định thì bạn không thể nộp hồ sơ đăng ký học tại các cơ sở đào tạo và bắt buộc phải chờ đến khi đủ tuổi. Không có bất kỳ một trường hợp ngoại lệ nào chưa đủ tuổi mà đã có thể đăng ký học và sát hạch bằng lái xe ô tô.

Xử phạt hành vi lái xe ô tô khi chưa đủ tuổi
Trong pháp luật nước ta thì cả độ tuổi học lái xe và độ tuổi được phép lái xe ô tô đều đã được quy định rõ, vì vậy khi người tham gia giao thông điều khiển phương tiện giao thông trong bất kỳ trường hợp nào khi chưa đủ tuổi quy định đều sẽ bị xử phạt, chủ yếu là xử phạt về hành chính.
Căn cứ theo Điều 21 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính khi tham gia giao thông đường bộ và đường sắt, thì người lái xe ô tô khi chưa đáp ứng đủ điều kiện về độ tuổi tham gia thì có các mức phạt cụ thể như sau:
Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự.
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng khi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên.
Phạt tiền từ 1,2 đến 3 triệu đồng với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi điều khiển xe ô tô, máy kéo, các loại xe tương tự xe ô tô.
Nghị định 100/2019/NĐ-CP không quy định mức phạt đối với các loại xe khác bởi vì với những người chưa đủ độ tuổi điều khiển xe sẽ không được phép thi Giấy phép lái xe. Do vậy người chưa đáp ứng điều kiện về độ tuổi lái xe khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt lỗi không có Giấy phép lái xe và mức phạt sẽ từ 4 đến 6 triệu đồng.

Nơi cung cấp dịch vụ đổi giấy phép lái xe ô tô, xe máy uy tín tại TP.HCM
Chẳng may bạn bị mất bằng lái xe ô tô, xe máy? Hoặc bạn đang mong muốn đổi bằng lái mới vì bằng cũ đã hết thời hạn. Thậm chí, cần đổi bằng lái kiểu cũ sang kiểu mới nhưng nỗi lo lắng về việc thủ tục hành chính rườm rà khiến bạn phân vân. Đừng lo, hãy đến ngay Trung tâm bằng lái xe An Tín – nơi chuyên cấp đổi giấy phép lái xe ô tô, xe máy tại TP.HCM. Dịch vụ của Trung tâm bằng lái xe An Tín luôn làm hài lòng quý khách hàng ngay cả việc đáp ứng các yêu cầu của những khách hàng khó tính.
- Trung tâm sẽ giúp bạn nhanh chóng hoàn tất thủ tục cấp đổi mức chi phí cực ký hợp lý lại vừa túi tiền. Phí cấp đổi bằng lái xe ô tô có mức phí là 700.000 đồng. Còn xe máy là 550.000 đồng.
- Để cấp đổi bằng lái xe ô tô, xe máy. Bạn cần đến nộp hồ sơ tại Văn phòng của Trung tâm An Tín. Quy trình xử lý hồ sơ nhanh chóng chỉ trong 10 phút.
- Bạn chỉ cần xác nhận, chụp hình và in biên nhận GPLX. Sau khi có kết quả, trung tâm sẽ gửi bằng lái xe đến tận nhà của bạn, do đó bạn sẽ không phải tốn công sức đi lại nhiều.
- Thái độ và tác phong làm việc của nhân viên tại trung tâm vô cùng chuyên nghiệp, luôn nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng. Đến với chúng tôi, khách hàng luôn là sự ưu tiên hàng đầu
- Thái độ nhân viên nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng.

Bài viết trên đây hẳn đã giúp các bạn có thêm những thông tin hữu ích về bao nhiêu tuổi thi bằng lái xe ô tô. Mong rằng, qua bài viết này mọi người sẽ nắm bắt, cập nhật rõ hơn những quy định của pháp luật về vấn đề này để từ đó có ý thức tuân thủ hơn trong việc chấp hành luật giao thông đường bộ, tránh bị “tiền mất tật mang”. Hơn nữa, việc nắm bắt được giới hạn độ tuổi lái xe ô tô sẽ giúp phục vụ nhu cầu đi lại của bạn được dễ dàng hơn trong thời đại 4.0.