Thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu

Thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu? Cần lưu ý điều gì để thay đổi kết cấu xe máy không bị xử phạt? Có thể tự thay đổi kết cấu xe không là điều mà nhiều tài xế quan tâm khi có ý định tân trang cho xế yêu của mình. Theo quy định, nếu tự ý thay đổi kết cấu xe trái quy định sẽ bị xử phạt lên đến 2 triệu đồng đối với cá nhân và 4 triệu đồng đối với tổ chức. Cùng An Tín tìm hiểu chi tiết về việc thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu và những thông tin có liên quan đến vấn đề này nhé.

Thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu
Thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu

Điều kiện lưu thông đúng quy định của xe cơ giới là gì?

Điều kiện tham gia giao thông cho xe máy
Điều kiện tham gia giao thông cho xe máy

Theo quy định tại Điều 53 Luật GTĐB năm 2008 về điều kiện lưu thông trên đường của xe cơ giới là phải đúng kiểu phương tiện được tham gia giao thông và đảm bảo về chất lượng, an toàn kỹ thuật như sau:

  • Đủ hệ thống hãm và có hiệu lực;
  • Đủ hệ thống chuyển hướng và có hiệu lực;
  • Đủ đèn chiếu sáng gần – xa;
  • Đủ đèn báo hãm, đèn tín hiệu, đèn soi biển số;
  • Lốp xe đúng kích cỡ và đúng theo tiêu chuẩn của từng loại xe;
  • Đủ gương chiếu hậu và các thiết bị đảm bảo tầm nhìn cho người lái
  • Có còi âm lượng đúng chuẩn kỹ thuật;
  • Đủ bộ phận giảm khói, giảm thanh và các thiết bị bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy định
  • Kết cấu xe phải đủ độ bền và vận hành ổn định.

Ngoài các quy định trên, xe gắn máy khi lưu thông phải đăng ký và lắp đặt biển số do cơ quan thẩm quyền cấp.

Có thể tự ý thay đổi kết cấu xe máy hay không?

Không được tự ý thay đổi kết cấu xe máy 
Không được tự ý thay đổi kết cấu xe máy

Theo khoản 2 Điều 55 Luật GTĐB 2008 quy định về việc tự thay đổi kết cấu xe máy như sau: Chủ xe không được phép tự thay đổi tổng thành, kết cấu hay hệ thống xe khác với thiết kế của đơn vị sản xuất, kể cả thiết kế cải tạo được cơ quan thẩm quyền phê duyệt.

Theo quy định trên, nếu chủ xe vi phạm lỗi thay đổi kết cấu xe máy sẽ bị xử phạt theo quy định. Vậy việc thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu, tiếp tục khám phá nhé.

Tự ý thay đổi kết cấu xe phạt bao nhiêu tiền?

Tự ý thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu tiền?

Thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu
Thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu

Theo khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Điểm d Khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP bổ sung về xử phạt chủ xe vi phạm quy định liên quan đến GTĐB như sau:

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2 triệu đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4 triệu đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm liên quan đến xe máy sau đây:

  • Tự ý cắt, hàn hoặc đục số khung và số máy rồi đưa phương tiện đã thay đổi đó tham gia giao thông;
  • Tẩy xóa, sửa chữa và nghiêm trọng hơn là giả mạo hồ sơ để đăng ký xe;
  • Tự ý thay đổi khung, máy cũng như hình dáng, kích thước và đặc tính của xe máy;
  • Khai báo sai sự thật hoặc sử dụng giấy tờ giả để xin cấp lại biển số và Giấy đăng ký xe;
  • Giao xe cho người không đạt điều kiện theo Khoản 1 Điều 58 điều khiển.
  • Không chấp hành thu hồi biển số và Giấy đăng ký xe theo quy định;
  • Sử dụng xe máy không có giấy đăng ký hoặc giấy đăng ký đã hết hạn để lưu thông trên đường.
  • Sử dụng xe máy có giấy đăng ký nhưng do cơ quan không đúng thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa để lưu thông trên đường.
  • Sử dụng xe máy có giấy đăng ký xe nhưng sai số máy, số khung lưu thông trên đường.
  • Lắp đặt thiết bị khiến biển số xe bị thay đổi trái quy định;
  • Sử dụng xe máy không gắn biển số hoặc gắn biển số sai với giấy đăng ký hoặc biển số không do cơ quan thẩm quyền cấp để lưu thông trên đường.

Như vậy, tự ý thay đổi kết cấu xe máy sẽ bị mức xử phạt lên đến 2 triệu đồng cho cá nhân và 4 triệu đồng cho tổ chức.

Tự ý thay đổi kết cấu ô tô phạt bao nhiêu tiền?

Thay đổi kết cấu xe ô tô phạt đến 16 triệu đồng
Thay đổi kết cấu xe ô tô phạt đến 16 triệu đồng

Việc tự ý thay đổi kết cấu ô tô sẽ bị xử phạt như sau:

Lỗi vi phạm Mức xử phạt
Tự ý cắt, hàn hoặc đục số khung và số máy rồi đưa phương tiện đã thay đổi đó tham gia giao thông Từ 2 – 4 triệu đồng dành cho cá nhân

Từ 4 – 8 triệu đồng cho tổ chức

Tự ý thay đổi:

  • Tổng thành khung, tổng thành máy
  • Hệ thống phanh, truyền động, chuyển động
  • Kết cấu, hình dáng, kích thước xe khác thiết kế của nhà sản xuất
  • Tính năng sử dụng của ô tô
  • Nâng hạ thùng xe và công-ten-nơ trên xe
  • Xe ô tô thành xe chở khách
Từ 6 – 8 triệu đồng cho cá nhân

Từ 12 – 16 triệu đồng cho tổ chức

Thủ tục thay đổi kết cấu xe máy đúng quy định

Thủ tục xin thay đổi kết cấu xe máy khá đơn giản bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Chủ xe thực hiện việc khai báo và xin thay đổi kết cấu xe máy. Tốt nhất hãy tìm hiểu kỹ thay đổi kết cấu xe máy gồm những gì để thực hiện việc khai báo được chính xác.
  • Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thay đổi kết cấu xe máy gồm các giấy tờ như: mẫu khai đăng ký thay xe theo quy định tại Thông tư 58, Giấy đăng ký xe, giấy tờ tùy thân.
  • Bước 3: Nộp hồ sơ thay đổi kết cấu xe tại cơ quan thẩm quyền cấp huyện hoặc tỉnh. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn và bổ sung để hoàn thiện.
  • Bước 4: Nhận giấy đăng ký thay đổi kết cấu xe theo lịch hẹn kể từ khi hồ sơ hợp lệ.
  • Bước 5: Chủ xe tiến hành thay đổi kết cấu xe theo quy định đã đăng ký.
Thủ tục đăng ký thay đổi kết cấu xe máy 
Thủ tục đăng ký thay đổi kết cấu xe máy

Với những thông tin trên chắc chắn các tài xế đã biết được thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu và quy trình đăng ký thay đổi kết cấu xe như thế nào là hợp lý rồi nhỉ. Hãy tuân thủ theo quy định về việc thay đổi kết cấu xe máy để chấp hành đúng pháp luật khi tham gia giao thông nhé.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về việc thi bằng lái xe máy các hạng A1, A3, A3 thì hãy liên hệ với An Tín theo hotline 0945 240 246 để được hỗ trợ tận tình nhất. Tại An Tín thủ tục nhập học đơn giản và nhanh gọn, học viên đến nhập học ngay sau khi đến đăng ký với lịch học thuận tiện nhất và mức giá phải chăng. Nhanh tay đăng ký ngay hôm nay để sở hữu tấm bằng lái xe máy hợp lệ nhé.

Thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu
Thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu