Vượt đèn đỏ ô tô phạt bao nhiêu tiền? đây là câu hỏi của rất nhiều bác tài, đặc biệt là những tài xế mới. Lỗi vượt đèn đèn đỏ xe ô tô là một trong những lỗi mà lái xe hay mắc phải nhất. Chủ yếu lỗi này do tài xế lái ẩu, hoặc không chú ý tín hiệu giao thông. Sau đây Trung tâm bằng lái xe An Tín sẽ giúp bạn nắm được những quy định mới nhất về mức phạt đối với lỗi vượt đèn đỏ xe ô tô.
Quy định về lỗi vượt đèn đỏ ô tô phạt bao nhiêu tiền
Theo Điều 9 luật giao thông đường bộ năm 2008, người tham gia giao thông phải chấp hành đèn tín hiệu giao thông. Tại điểm a Khoản 5 Điều 5 của nghị định 100/2019/NĐ-CP nói rõ người điều khiển giao thông sẽ bị xử phạt nếu không chấp hành hiệu lệnh tín hiệu giao thông.
Mức phạt vượt đèn đỏ Ô tô
Theo điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe mắc lỗi vượt đèn đỏ có thể bị phạt hành chính từ 3.000.000 đến 5.000,0000 đồng. Bên cạnh đó người lái phải chịu thêm hình phạt bổ sung. Đối với xe ô tô khi vượt đèn đỏ sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng ( điểm b, c khoản 11 Điều 5). Trong trường hợp không tuân thủ tín hiệu đèn đỏ mà gây tai nạn sẽ bị tước giấy phép từ 2 đến 4 tháng.
Một số câu hỏi về lỗi vượt đèn đỏ Ô tô
Sau đây là một số câu hỏi mà các tài xế hay thắc mắc khi vi phạm lỗi vượt đèn đỏ:
Không phải lúc nào vượt đèn đỏ ô tô đều vi phạm luật giao thông. Sau đây là một trường hợp đặc biệt khi vượt đèn đỏ.
Ô tô vượt đèn đỏ khi rẽ phải có bị phạt không?
Đối với người tham gia giao thông, khi có tín hiệu đèn đỏ thì không được phép di chuyển. Người lái bắt buộc dừng lại khi thấy đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ. Tuy nhiên có một số trường hợp được phép di chuyển khi đến đèn đỏ:
- Khi có hiệu lệnh của cảnh sát giao thông – tức là được phép rẽ phải khi có hiệu lệnh của cảnh sát giao thông.
- Khi có đèn xanh báo hiệu ưu tiên cho phép lưu thông được lắp đặt kèm theo.
- Khi có biển báo hiệu cho phép các xe lưu thông được lắp đặt kèm theo.
- Vạch kẻ đường: Trường hợp không có biển cũng như đèn giao thông thì chúng ta sẽ tuân thủ theo vạch kẻ đường là vạch mắt võng. Khi đi trên vạch mắt võng này bắt buộc phải rẽ, không được dừng đỗ hay đi thẳng.
Trong trường hợp tự ý rẽ phải, lỗi vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu? Câu trả lời là người điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 1.200.000 – 2.000.000 đồng đối với ô tô. Và 300.000 – 400.000 đồng đối với xe máy. Ngoài ra người điều khiển còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe theo Nghị định 100.
Vượt đèn vàng có bị phạt không?
Theo luật giao thông, khi thấy tín hiệu đèn vàng, người điều khiển xe ô tô phải dừng lại trước vạch trừ khi đã đi quá vạch trước khi có đèn. Đèn vàng báo hiệu cho sự xuất hiện tín hiệu đỏ do đó người lái bắt buộc phải đi chậm lại và sẵn sàng dừng xe khi đèn chuyển sang đỏ. Do đó lỗi vượt đèn vàng được xem là vi phạm luật giao thông và mức phạt là:
- Đối với xe đạp: Mức phạt từ 100.000 – 200.000 đồng;
- Đối với xe máy, xe mô tô, xe máy điện: Mức phạt từ 600.000 – 1.000.000 đồng;
- Đối với xe ô tô: Mức phạt từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng.
Trừ một số trường hợp vượt cho phép được vượt đèn vàng. Nếu người lái đi với tốc độ cao đến đèn vàng, dừng lại sẽ gây ra sự cố không an toàn thì được phép đi tiếp và không xử phạt.
Lỗi vượt đèn đỏ được xếp vào luật gì?
Vượt đèn đỏ được xếp vào hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt theo Quy định, bao gồm phạt hành chính, cùng với hình phạt bổ sung là bị tước giấy phép lái xe trong một khoảng thời gian nhất định.
Mức phạt vượt đèn đỏ ở các phương tiện khác
Bên cạnh xe ô tô, các phương tiện khác nếu vượt đèn đỏ cũng bị phạt. Ở mỗi phương tiện khác nhau sẽ có các mức phạt và khung hình phạt khác nhau. Đây là mức phạt khi vượt đèn đỏ ở một số phương tiện cho các bạn tham khảo.
Vượt đèn đỏ đối với xe máy
Đối với xe mô tô, xe máy, xe máy điện, các loại xe tương tự xe mô tô và xe máy khi vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đến 1.000.000 đồng. Ngoài ra lỗi vượt đèn đỏ xe máy còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng( điểm b khoản 10 Điều 6)
Vượt đèn đỏ với máy kéo, xe máy chuyên dụng
Với các loại phương tiện này sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng (theo điểm đ khoản 5 Điều 7) nếu vượt đèn đỏ và đi kèm với hình phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 01 – 03 tháng. Nghiêm trọng hơn nếu gây ra tai nạn khi vượt đèn đỏ sẽ tước quyền từ 2 đến 4 tháng (điểm a,b khoản 10 Điều 7)
Vượt đèn đỏ với xe đạp , xe đạp điện và các loại xe thô sơ
Với các loại xe này khi vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng (điểm d khoản 2 Điều 8)
>>> Xem thêm: Mức phạt quá tốc độ ô tô
Đổi giấy phép lái xe ô tô, xe máy tại TP.HCM ở đâu uy tín?
Bạn bị mất bằng lái xe ô tô hoặc xe máy? Bạn muốn đổi bằng lái xe ô tô đã hết thời hạn. Hoặc cần đổi bằng lái kiểu cũ sang kiểu mới (thẻ PET)? Những thủ tục cấp đổi bằng này đòi hỏi bạn phải xếp hàng, chờ lấy số và đợi xử lý thủ tục hành chính rất rắc rối, phức tạp.
Tuy nhiên, bạn đừng nên lo lắng, hãy đến ngay Trung tâm bằng lái xe An Tín – nơi chuyên cấp đổi giấy phép lái xe ô tô, xe máy tại TP.HCM.
- Trung tâm sẽ giúp bạn hoàn tất thủ tục cấp đổi nhanh chóng với chi phí ít thấp nhất. Phí cấp đổi giấy phép lái xe TPHCM xe máy có mức phí là 550.000 đồng; còn ô tô có mức phí là 700.000 đồng.
- Để cấp đổi bằng lái xe ô tô, xe máy. Bạn cần đến nộp hồ sơ tại Văn phòng của Trung tâm An Tín. Nếu như đến nộp hồ sơ tại sở GTVT bạn có thể mất thời gian vài giờ đồng hồ, thậm chí là nhiều lần đi lại nếu hồ sơ không đạt yêu cầu. Nhưng khi đến An Tín, bạn chỉ mất 5 phút là xong việc nộp hồ sơ và lấy biên nhận hẹn ngày trả GPLX của sở GTVT.
- Sau đó, bạn chỉ cần ở nhà chờ. Trung tâm sẽ gửi bằng lái xe đến tận nhà bạn.
Ngoài dịch vụ cấp đổi GPLX, trung tâm bằng lái xe An Tín còn chuyên cung cấp các dịch vụ khác như: Gia hạn bằng lái xe ô tô, Đổi bằng lái Quốc Tế sang Việt Nam, Đổi Bằng Lái Xe Quốc tế, thi bằng lái xe A1, A2, A3…
>>> Xem thêm: Ký hiệu báo lỗi trên xe ô tô
Bài viết trên đây hẳn đã giải đáp cho bạn câu hỏi Vượt đèn đỏ ô tô phạt bao nhiêu? Mong rằng, qua bài viết này bạn nắm rõ hơn luật giao thông đường bộ, để từ đó khi tham gia lưu thông trên đường, lái xe cẩn thận, tránh mắc lỗi vượt đèn đỏ, đảm bảo an toàn cho mình và mọi người.