Lý thuyết học bằng lái xe ô tô – những kiến thức quan trọng trước khi thi bằng lái

Lý thuyết học bằng lái xe ô tô từ trước đến nay vẫn luôn là một trong những phần thi vô cùng quan trọng mà mỗi học viên đều phải vượt qua trước khi bắt đầu phần thi thực hành lái xe. Thế nhưng nhiều bạn vẫn còn đang băn khoăn, lo lắng vì không biết nội dung câu hỏi như thế nào, cấu trúc đề thi ra sao để ôn tập cho phù hợp và hiệu quả. Để giải đáp những thắc mắc ấy và đưa ra những gợi ý bí quyết học lý thuyết học bằng lái xe ô tô siêu nhanh, đơn giản, chính xác, hãy cùng trung tâm GPLX An Tín tìm hiểu ngay bài viết dưới đây bạn nhé!

Lý thuyết học bằng lái xe ô tô
Lý thuyết học bằng lái xe ô tô

Cấu trúc của bộ câu hỏi lý thuyết học bằng lái xe ô tô hiện nay

Có thể thấy rằng, việc nắm vững các lý thuyết lái xe ô tô mới nhất hiện nay có thể giúp việc ôn tập của bạn trở nên đơn giản hơn nhiều, rút ngắn được thời gian học cũng như đem lại kết quả tốt nhất trong kỳ thi sát hạch.

Theo quy định hiện hành, bộ câu hỏi lý thuyết bao gồm 600 câu hỏi được chia thành 7 chương cơ bản sau:

  • Chương 1: Chương này là các khái niệm và các quy tắc tham gia giao thông đường bộ, gồm 166 câu, từ câu 1 đến câu 166 trong đó có 45 câu điểm liệt.
  • Chương 2: Đây là chương có nội dung về nghiệp vụ vận tải, bao gồm 26 câu, từ câu 167 đến câu 192 và không có câu điểm liệt.
  • Chương 3: Đề cập đến văn hóa khi tham gia giao thông gồm 21 câu, từ câu 193 đến câu 213, trong đó chứa 4 câu điểm liệt.
  • Chương 4: Nói về kỹ thuật lái xe, gồm 56 câu, từ câu 214 đến câu 269 và chứa 11 câu điểm liệt.
  • Chương 5: Là nội dung về cấu tạo và sửa chữa có 35 câu hỏi, từ câu 270 đến câu 304.
  • Chương 6: Phổ biến về hệ thống biển báo hiệu đường bộ. Đây là chương dài nhất với số lượng 182 câu, từ câu 305 đến câu 486.
  • Chương 7: Giải thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông, bao gồm 114 câu từ câu 487 đến câu 600.
Cấu trúc của bộ câu hỏi lý thuyết học bằng lái xe ô tô hiện nay
Cấu trúc của bộ câu hỏi lý thuyết học bằng lái xe ô tô hiện nay

Đề thi lý thuyết học bằng lái xe ô tô có cấu trúc như nào?

Nhìn chung đối với mỗi cấp hạng thi bằng lái xe ô tô khác nhau thì mức độ đề thi lý thuyết học bằng lái xe ô tô cũng khác nhau, cũng được phân hóa độ dễ, độ khó không giống nhau, hạng lái xe càng cao thì yêu cầu về trình độ câu hỏi thi càng khó hơn.

Đối với bằng lái xe hạng B2

Trong đề thi lý thuyết lái xe sẽ bao gồm 35 câu, trong đó có 1 câu khái niệm, 1 câu về tình huống giao thông bị mất an toàn, 7 câu về quy tắc tham gia giao thông, 1 câu về nghiệp vụ vận tải, 1 câu về tốc độ, 1 câu về văn hoá tham gia giao thông, 2 câu về kỹ thuật lái xe, 1 câu về cấu tạo sửa chữa, 10 câu hỏi về biển báo giao thông, 10 câu giải thích về sa hình và kỹ năng xử lý tình huống.

Cấu trúc đề thi với hạng C

Đối với bằng lái xe hạng C thì đề thi gồm có 40 câu hỏi, trong đó, 1 câu khái niệm, 1 câu về tình huống giao thông bị mất an toàn, 7 câu về quy tắc tham gia giao thông, 1 câu về nghiệp vụ vận tải, 1 câu về tốc độ, 1 câu về văn hoá tham gia giao thông, 2 câu về kỹ thuật lái xe, 1 câu về cấu tạo sửa chữa, 14 câu hỏi về biển báo giao thông, 11 câu giải thích về sa hình và kỹ năng xử lý tình huống.

>> Xem thêm: bằng lái xe ô tô là hạng gì

Bằng hạng D, E, F có cấu trúc đề như nào?

Nếu bạn muốn thi bằng lái xe hạng D, E, F, thì trong đề thi lý thuyết lái xe ô tô  sẽ gồm 45 câu, trong đó, 11 câu khái niệm, 1 câu về tình huống giao thông bị mất an toàn, 7 câu về quy tắc tham gia giao thông, 1 câu về nghiệp vụ vận tải, 1 câu về tốc độ, 1 câu về văn hoá tham gia giao thông, 2 câu về kỹ thuật lái xe, 1 câu về cấu tạo sửa chữa, 16 câu hỏi về biển báo giao thông, 14 câu giải thích về sa hình và kỹ năng xử lý tình huống.

Đề thi lý thuyết học bằng lái xe ô tô có cấu trúc như nào
Đề thi lý thuyết học bằng lái xe ô tô có cấu trúc như nào

Hướng dẫn học lý thuyết lái xe ô tô siêu nhanh và đơn giản

Trên thực tế, có nhiều mẹo thông minh để học lý thuyết lái xe ô tô mà người học có thể áp dụng khi cần thiết sao cho việc tiếp thu kiến thức được nhanh và hiệu quả hơn. Dưới đây là một số gợi ý chỉ mang tính chất tham khảo.

Đối với phần thi lý thuyết có câu hỏi về khái niệm

Các bạn khi thi cần chú ý một số từ ngữ quan trọng, chủ chốt có trong câu hỏi như: nghiêm cấm, bị nghiêm cấm, không được phép, bắt buộc, phải có phép của cơ quan có thẩm quyền, phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép,…Bên cạnh đó cũng cần lưu tâm tới các con số liên quan đến tuổi tác, thời gian, tốc độ, khoảng cách,… để tránh nhầm lẫn.

Câu hỏi về biển báo có trong đề thi

Mọi người khi thi lý thuyết lái xe ô tô cần phải thuộc năm loại biển báo cơ bản, thường gặp sau: Biển nguy hiểm (hình vẽ tam giác, màu vàng), Biển chỉ dẫn (hình vuông, hoặc hình chữ nhật màu xanh), Biển cấm (vòng tròn màu đỏ), Biển hiệu lệnh (vòng tròn có màu xanh), Biển phụ (hình vuông, hoặc hình chữ nhật màu trắng đen).

>>> Xem thêm: Kiểm tra bằng lái xe ô tô thật giả

Một số thông tin cần lưu ý

Trong lý thuyết học bằng lái xe ô tô, các bạn cần chú ý những câu hỏi có dấu ngoặc kép. Thường những câu này sẽ hỏi tên của biển báo là gì. Còn những câu hỏi không có dấu ngoặc kép thì hỏi về nội dung của biển báo. Đối với những câu hỏi về phần thi sa hình, chúng tôi xin đưa ra 5 bí quyết để các bạn học viên thi sa hình có thể đạt được 100 điểm tuyệt đối.

  • Thứ nhất, xe vào giao lộ trước được quyền ưu tiên đi trước
  • Thứ hai, các xe như cứu hỏa, cảnh sát, cấp cứu, quân sự,… được quyền ưu tiên đi trước trong tất cả mọi trường hợp
  • Thứ ba, xe đang lưu thông trên đường không ưu tiên phải nhường đường cho xe trên đường ưu tiên đi trước
  • Thứ tư, chú ý các hướng ưu tiên khi lưu thông trên đường quốc lộ 
  • Thứ năm, tại ngã tư giao lộ, phương tiện có hướng bên tay phải không có xe được đi trước. Tại vòng xuyến, phương tiện có hướng bên tay trái không có xe ưu tiên đi trước. 
Hướng dẫn học lý thuyết lái xe ô tô siêu nhanh và đơn giản
Hướng dẫn học lý thuyết lái xe ô tô siêu nhanh và đơn giản

Nơi cung cấp dịch vụ đổi giấy phép lái xe ô tô, xe máy uy tín tại TP.HCM

Chẳng may bạn bị mất bằng lái xe ô tô, xe máy? Hoặc bạn đang mong muốn đổi bằng lái mới vì bằng cũ đã hết thời hạn. Thậm chí, cần đổi bằng lái kiểu cũ sang kiểu mới nhưng nỗi lo lắng về việc thủ tục hành chính rườm rà khiến bạn phân vân. Đừng lo, hãy đến ngay Trung tâm bằng lái xe An Tín – nơi chuyên cấp đổi giấy phép lái xe ô tô, xe máy tại TP.HCM. Dịch vụ của Trung tâm bằng lái xe An Tín luôn làm hài lòng quý khách hàng ngay cả việc đáp ứng các yêu cầu của những khách hàng khó tính.

  • Trung tâm sẽ giúp bạn nhanh chóng hoàn tất thủ tục cấp đổi mức chi phí cực ký hợp lý lại vừa túi tiền. Phí cấp đổi giấy phép lái xe TPHCM: xe máy có mức phí là 550.000 đồng; còn ô tô có mức phí là 700.000 đồng.
  • Để cấp đổi bằng lái xe ô tô , xe máy. Bạn cần đến nộp hồ sơ tại Văn phòng của Trung tâm An Tín. Quy trình xử lý hồ sơ nhanh chóng chỉ trong 10 phút.
  • Bạn chỉ cần xác nhận, chụp hình và in biên nhận GPLX. Sau khi có kết quả, trung tâm sẽ gửi bằng lái xe đến tận nhà của bạn, do đó bạn sẽ không phải tốn công sức đi lại nhiều. 
  • Thái độ và tác phong làm việc của nhân viên tại trung tâm vô cùng chuyên nghiệp, luôn nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng. Đến với chúng tôi, khách hàng luôn là sự ưu tiên hàng đầu.

Liên Hệ Nhanh

Bài viết trên đây hẳn đã giúp các bạn có thêm những thông tin hữu ích về lý thuyết học bằng lái xe ô tô. Nhìn chung, trên thực tế, bài thi lý thuyết lái xe để lấy bằng lái ô tô sẽ không còn  là một trở ngại, khó khăn quá lớn nếu bạn học thật sự tập trung và ôn luyện kỹ càng. Việc ôn tập và đạt kết quả cao trong phần thi này sẽ giúp các thí sinh tự tin hơn cho phần thi thực hành tiếp theo.