Lái xe ô tô không bằng lái là lỗi mà rất nhiều người mắc phải và mức xử phạt của việc lái xe ô tô không bằng phạt bao nhiêu là điều mà rất nhiều người quan tâm. Bằng lái xe ô tô là một thứ vô cùng quan trọng đối với người tài xế khi điều khiển phương tiện của mình. Vì vậy lúc nào cũng phải đem theo bên mình là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, không may trong trường hợp mà bạn quên đem theo bằng lái, hay vừa thi và đang chờ cấp mới hoặc là bị mất và đang chờ cấp lại. Vậy khi mắc phải một trong các trường hợp như này sẽ bị phạt và giam giữ phương tiện hay không? Để giải đáp những thắc mắc của việc lái xe ô tô không bằng sẽ bị xử phạt bao nhiêu, hãy cùng trung tâm GPLX An Tín tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Lái xe ô tô không bằng phạt bao nhiêu?
Để trở thành một người lái xe thông minh, người tài xế cần nắm bắt những thông tin cần thiết của việc lái xe ô tô không bằng lái
Các điều Luật cần có của người lái xe ô tô khi tham gia giao thông
Căn cứ theo Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ về quy định các điều kiện cần có của người lái xe ô tô khi tham gia giao thông như sau:
- Người lái xe phải đủ độ tuổi và đủ sức khỏe được quy định tại Điều 60 của Luật này và phải có giấy phép lái xe đúng với loại xe đã được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho. Cùng với đó người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trước trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ.
- Người lái xe khi điều khiển phương tiện giao thông cần phải đem theo những loại giấy tờ cần thiết như sau:
- Giấy đăng ký xe
- Giấy phép lái xe được quy định tại Điều 59 của Luật này
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới được quy định tại Điều 55 của Luật này
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Như vậy khi tham gia giao thông người lái xe cần phải đem theo đầy đủ các loại giấy tờ xe cần thiết, nếu không có sẽ bị xử phạt.
Vậy mức xử phạt của việc lái xe ô tô không bằng lái là bao nhiêu?
Căn cứ vào điểm b khoản 7 Điều 21; điểm đ khoản 7 Điều 30 và điểm i khoản 1 Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
- 7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây.
- b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.
Điều 78. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
- 1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:
- i) Khoản 1; Điểm a, Điểm c Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều 21.
Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
- 7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 (đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô),Khoản 1 Điều 62 của Luật Giao thông đường bộ (đối với xe máy chuyên dùng) điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng).
Tổng kết lại, trong quá trình tham gia giao thông mà người lái xe ô tô không có bằng lái thì cả người điều khiển và phương tiện đều sẽ bị xử phạt hành chính đồng thời sẽ bị tạm giữ phương tiện. Mức xử phạt vi phạm không có bằng lái xe ô tô cụ thể như sau:
- Đối với người điều khiển: Phạt tiền từ 4 triệu – 6 triệu đồng và tạm giữ phương tiện giao thông trong 7 ngày.
- Đối với chủ phương tiện: Nếu là cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đến 4 triệu đồng. Còn đối với các tổ chức thì sẽ bị phạt với mức tiền tiền từ 4 triệu – 8 triệu đồng.
Mức phạt cho 3 trường hợp khác khi lái xe ô tô không có bằng lái
Sau đây là các trường hợp còn lại khi lái xe ô tô không có bằng lái và mức xử phạt như sau:
- Trường hợp 1: Người đã sở hữu bằng lái xe nhưng đang trong thời gian đợi lấy giấy phép lái xe, nhưng khi tham gia giao thông vẫn sẽ bị xử phạt vì không có bằng lái xe theo quy định của điều 58 Luật Giao thông đường bộ.
- Trường hợp 2: Chủ phương tiện bị mất giấy tờ xe, bao gồm bằng lái xe và đang đợi cơ quan có thẩm quyền cấp lại thì khi tham gia giao thông vẫn sẽ bị xử phạt. Nhưng trong trường hợp này sẽ là phạt lỗi không mang theo giấy phép lái xe nếu như các giấy tờ trên hợp pháp. Bởi giấy hẹn cấp lại bằng lái xe chỉ là một loại giấy tờ hành chính mà cơ quan có thẩm quyền ban hành nhằm xác nhận bằng lái xe của bạn đang được cấp lại và đưa ra mốc thời gian cụ thể để bạn có thể đến nhận bằng lái xe mới.
Vì vậy, loại giấy này sẽ không có giá trị thay thế bằng lái xe. Căn cứ vào Nghị định 46/2016/NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô sẽ bị phạt 200.000 đồng đến 400.000 đồng nếu không mang giấy tờ xe theo đúng quy định. Tuy nhiên, nếu như quá thời hạn cấp lại giấy phép lái xe nhưng người điều khiển không đến lấy chủ xe vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt theo quy định.
- Trường hợp 3: Người điều khiển phương tiện sử dụng bằng lái xe ô tô photo để lưu thông vẫn bị xử phạt vì vi phạm Luật Giao thông.
Như vậy khi tham gia giao thông bắt buộc bạn phải có bằng lái xe và các loại giấy tờ cần thiết khác nếu không có sẽ bị xử phạt theo quy định và việc xử phạt sẽ giúp người tham gia nâng cao ý thức hơn khi điều khiển phương tiện.
>>> Xem thêm: Lỗi quên mang bằng lái xe ô tô
Trung tâm bằng lái xe An Tín – nơi cung cấp dịch vụ cấp và đổi bằng lái xe uy tín
Bạn đang bị mất bằng lái xe, đang muốn đổi bằng ô tô hoặc xe máy…. mà ngại phải chờ đợi và xử lý các thủ tục rườm rà. Thấu hiểu tâm lý của người điều khiển phương tiện giao thông, trung tâm bằng lái xe An Tín-nơi chuyên cung cấp cho bạn các dịch vụ liên quan đến việc cấp-đổi bằng lái xe.
Lệ phí cấp-đổi bằng lái xe
- Cấp – đổi bằng lái xe máy: Khoảng từ 550.000 đồng – 650.000 đồng
- Cấp – Đổi Bằng Lái Xe Ô tô: Khoảng từ: 700.000 đồng – 800.000 đồng
Các thủ tục khi cấp – đổi bằng lái xe
Cấp-Đổi bằng lái xe thẻ giấy cũ sang thẻ nhựa PET mới
- CMND/ CCCD hoặc hộ chiếu
- Bằng lái xe thẻ nhựa cần đổi lại thông tin, bị mất xin cấp lại chỉ cần mang theo CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu (passport) thay thế
- 2 hình thẻ 3×4 hoặc 4×6
- Giấy khám sức khỏe cho người lái xe hạng tương đương theo đúng mẫu quy định của thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT tại bệnh viện.
Cấp-Đổi bằng lái xe thẻ giấy bìa cũ
- CMND/CCCD hoặc hộ chiếu
- Bằng lái xe thẻ giấy bìa cũ cần đổi hoặc hồ sơ gốc lái xe cho cấp lại bằng lái xe bị mất
- 2 hình thẻ 3×4 hoặc 4×6
- Đối với việc cấp đổi giấy phép lái xe TPHCM cần 1 giấy khám sức khỏe cho người lái xe hạng tương đương theo đúng mẫu quy định của thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT tại bệnh viện.
Các ưu điểm vượt trội khi bạn đổi-cấp bằng lái xe tại trung tâm An Tín
Dù là khách hàng khó tính cũng sẽ hài lòng với các dịch vụ lại trung tâm bằng lái xe An Tín bởi
- Quy trình xử lý hồ sơ gói gọn trong 10 phút khi quý khách có mặt, không chờ đợi, không lấy số thứ tự, không có các thủ tục rườm rà.
- Tiếp nhận hồ sơ GPLX – Bạn có thể nộp trực tiếp tại VP 214 Nhật Tảo, Phường 8, Quận 10
- Kiểm tra thông tin GPLX trên hệ thống Tổng Cục Đường Bộ
- Làm việc qua Zalo tại An Tín không cần tới trực tiếp, nhận hồ sơ không cần công chứng
- Bạn chỉ cần xác nhận, chụp hình và in biên nhận GPLX hẹn ngày trả kết quả GPLX – Sở GTVT TPHCM
- Thái độ nhân viên nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng.
Ngoài ra trung tâm bằng lái xe An Tín còn có các dịch vụ tiện ích khác như: Đăng ký bằng lái xe, đổi bằng lái quốc tế IAA, đổi bằng lái nước ngoài sang Việt Nam
Và nếu còn băn khoăn về điều gì xin hãy liên hệ trực tiếp đến Trung tâm bằng lái xe An Tín để được hỗ trợ thêm nhé.
>>> Xem thêm: Ký hiệu báo lỗi trên xe ô tô
Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về việc lái xe ô tô không bằng phạt bao nhiêu, hi vọng qua bài viết này Trung tâm bằng lái xe An tín mong người điều khiển phương tiện có thể nắm bắt được hết các thông tin và ý nghĩa của việc lái xe không bằng lái để có thể tham gia giao thông một cách an toàn, tuân thủ các quy định khi lái xe để bảo vệ tính mạng của bản thân cũng như người khác.